BÍ MẬT ĐỂ NÓI GIỌNG BỤNG ĐỈNH CAO
Chào bạn đã tới chuyên đề nói giọng bụng từ Học viện đào tạo 24h
Bạn có thói quen nói thì thầm và thủ thỉ nên mọi người thường xuyên yêu cầu bạn nói to hơn và điều này được lặp đi lặp lại rất nhiều lần.
Bạn nói nhiều và nói to sẽ bị đau họng sau 1 đến 2h. Bạn từng bị hụt hơi, thiếu khi phải nói nhiều. Bạn đã từng bị mệt mỏi, rã rời, cổ họng đau rát và mất giọng vì nói nhiều. Bạn nói bị rời rạc, ngắt quãng chưa thu hút người nghe!
Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp giọng nói của bạn to hơn, vang hơn, khỏe hơn, rõ ràng hơn bằng kỹ thuật nói bằng giọng bụng và nói trong khoang miệng.
Bước 1: Đứng thẳng
Điều này cho phép khoang bụng của bạn có thể mở rộng nhất có thể và cơ hoành của bạn không bị cản trở.
Bước 2: Hớp một hơi thật sâu lấp đầy phổi và khoang bụng
Bước 3: Nói ra bằng hơi từ bụng
Bước 4:
Trong khi nói hơi thở ra nhẹ nhàng và đều đặn duy nhất qua miệng, không dồn hết hơi cho một cụm từ và kết quả là cụm từ đó như một tiếng thét hoang dã còn các từ còn lại thì bị hụt hơi. Khi bạn lấy một hơi thở sâu từ bụng bạn sẽ cảm thấy có rất nhiều năng lượng để duy trì một câu ổn định.
Bước 5:
Thực hành, thực hành và thực hành. Bạn phải mất một thời gian để hoàn thành kỹ thuật. Và chắc chắn bạn sẽ sở hữu giọng nói to và năng lượng.
Trên đây là 5 bước thực hành luyện tập kỹ thuật nói bằng Giọng bụng đang được. Áp dụng để giúp cho học viên có được kỹ năng chuẩn nhất.
CÁCH LUYỆN GIỌNG NÓI ĐỂ TỰ TIN KHI GIAO TIẾP
LUYỆN CƠ MẶT
Những người có công việc làm thường xuyên phải nói cần tập luyện các cơ trên mặt tham gia vào quá trình nói. Một bài tập rất đơn giản nhầm để thực hiện là “ăn bánh trong tưởng tượng”. Khi chúng ta tưởng tượng đang ngậm một cái bánh rất to trong miệng. Và trong quá trình nhai bánh phải có tiếng động ồm oàm.
THANH QUẢN GIỮ VỊ TRÍ THẲNG ĐỨNG:
Trong khi nói, thì chúng ta phải thận trọng lưu ý đến việc giữ vị trí tối ưu cho thanh quản. Vì vây, khi nói chúng ta phải cố giữ tư thế thẳng đầu. Để tránh cúi đầu về phía trước hay ngả đầu về phía sau. Chúng ta rất dễ thấy tình trạng một người nào đó khi đang tranh luận gay gắt thì thường vươn cổ về phía trước. Điều này làm thanh quản bị cong và kết quả là sẽ bị lạc giọng.
Tóm lại, để việc nói muốn đạt hiệu quả tốt nhất , thì chúng ta nhất thiết phải giữ cơ thể ở tư thế thẳng và thoải mái.Khi làm được như vậy ta mới có một giọng nói tròn trịa và tràn đầy năng lượng nhất có thể.
ÂM LƯỢNG TRONG CÁCH NÓI GIỌNG BỤNG
Trong giao tiếp không hề có một quy định chuẩn cho âm lượng của giọng nói. Trong cách luyện nói giọng miền nam, âm lượng giọng thường cao hơn. Trường hợp phải nói trong một phòng lớn, nên thử giọng trước để xem người ngồi hàng sau cùng có thể nghe thấy được không.
Ai đó có giọng nói rõ ràng thì sẽ giúp người nghe dễ tiếp nhận hơn. Vì thế mà không cần phải nói quá to. Chúng ta hoàn toàn có thể dùng giọng nói trầm bổng một cách biến hóa. Lúc nói to, lúc nói nhỏ. Cao giọng khi đến đoạn cao trào, lúc trầm, lúc sôi nổi, chậm rãi.
CÁCH CHĂM SÓC GIỌNG NÓI HAY
HÃY CHĂM SÓC GIỌNG NÓI CỦA BẠN THẬT TỐT
Hãy chăm sóc giọng nói của mình thật tốt mỗi ngày và sau những lần thuyết trình, nói một thời gian dài. Khi giọng nói yếu, mệt rất cần được nghi ngơi. Đặc biệt là tăng cường độ ẩm bằng cách uống một ngụm nước ấm hoặc trà nóng. Ngoài ra bạn cũng cần luyện nói thật tốt và đỡ mất sức.
TỐC ĐỘ KHI NÓI VÀ QUÃNG NGHỈ:
Khi trình bày một vấn đề nào đó, bạn cần nói thật chậm rãi và rõ ràng. Trong khi nói cần có những quãng nghỉ. Điều này vừa giúp giọng nói hồi phục, vừa tạo không khí hồi hộp, chờ đợi cho người nghe. Đây là cách vừa giúp thu hút người đối diện, vừa giúp chăm sóc tốt giọng nói.