KHO TRÒ CHƠI DÀNH CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN CỰC VUI

Hoạt náo, warmup, tập trung đám đông, tạo sự hứng khởi, vui vẻ cho đám đông… là điều vô cùng cần thiết và có tính chất quan trọng trong việc tạo sự thu hút, lôi cuốn đến người chơi. Việc khéo léo dẫn dắt để tạo sự thu hút người chơi nhập cuộc vào những hoạt động mà MC tổ chức, hoặc tham gia một cách hứng khởi nhất. Từ đó góp phần mang lại hiệu quả cao nhất trong việc tổ chức chương trình, đem lại giá trị cảm xúc sâu sắc cho người chơi.

Để việc tổ chức hoạt náo trở nên lôi cuốn và tạo được cảm hứng cho người chơi, người MC tổ chức cần phải rất khéo léo trong việc năm bắt tâm lý, phân tích đối tượng người chơi, đồng thời phải có những kỹ năng cần thiết trong việc tổ chức và dẫn dắt người chơi hòa nhập vào hoạt động của mình.

Để có thể hoạt náo một cách lôi cuốn và đạt hiệu quả chương trình, chúng ta có thể sử dụng một số cách thức phá băng cơ bản như sau:

  • Hoạt náo bằng giọng nói
  • Hoạt náo bằng hành động
  • Hoạt nào bằng bài hát
  • Hoạt náo bằng trò chơi phản xạ, tư duy linh hoạt
  • Tổ chức giao lưu, thi đua giữa các đội
  • Hoạt náo bằng trò chơi tạo sự bất ngờ

 

 

Hoạt động Trò chơi Cách chơi Kỹ năng dẫn dắt
Hoạt náo bằng giọng nói LUYỆN THANH

A – Ô

Khi MC hô A, người chơi hô ngược lại là Ô. MC hô Ô thì ngược lại người chơi sẽ hô là A.

Và cứ như vậy liên tục thay đổi theo  âm mà MC hô:

OA – AO; OO – AA; AO – OA

 

Giá trị: Mang lại âm vang cộng hưởng, kích thích tinh thần nhập cuộc của người chơi, tạo không khí náo nhiệt và hiệu ứng đám đông.

MC cần khéo léo dẫn vào trò chơi.

VD:

+ Hôm nay chúng ta sẽ có một chương trình Gala vơi phần thi tài năng âm nhạc. Giải thưởng có tộng trị giá: Dưới 1 tỷ đồng và trên 1 nghìn đồng.

Để có được giải thưởng này, để có thể hát hay thì chúng ta cần phải luyện thanh

Với âm A và O

Ai hô to nhất MC sẽ thống nhất quy định 1 âm bất kỳ sau đó bắt nhịp để cho các đội thi với nhau xem đội nào, hoặc cá nhân nào hô to nhất.

VD: âm A, âm O, hô tên của chính mình, hoặc tên đội mình.

Trò chơi này rất phù hợp với đoàn trẻ em mầm non đến hết tiểu học.

Tuy nhiên để tổ chức, MC cần chú ý đến việc chia người chơi thành 2 đội, hoặc sử dụng những câu từ tác động vào tâm lý đội nhóm, hoặc máu ăn thua, sự hiếu thắng của người chơi.

VD:

+ MC được biết, các bạn nhỏ của….. chúng ta là những bạn rất ngoan, rất giỏi và rất mạnh mẽ như siêu nhân vậy.  Bây giờ chúng ta thử xem, bạn nào  dũng mãnh nhất, hô to nhất nhé?

+ Hoặc 2 đội chơi của chúng ta đều rất dũng mãnh, vậy ngay bây giờ 2 đội chơi hãy thi với nhau xem đội nào là đội hô dũng mãnh nhất nha?

Hoạt náo bằng hành động, yêu cầu bất ngờ Thôi miên tập thể MC sẽ yêu cầu người chơi thực hiện theo những hành động, động tác mà mình đưa ra để mục đích cuối cùng sẽ tạo nên một tràng pháo tay thật đều và nồng nhiệt.

MC vỗ tay 1 cái, người chơi vỗ tay 1 cái

MC vỗ tay 2 cái, người chơi vỗ tay 2 cái……cuối cùng vỗ tay liên tiếp và nhanh dần thành 1 tràng pháo tay…!

Trò chơi này: MC cần phải rất khéo léo trong việc thu hút và dẫn dắt người chơi bằng câu từ.

VD:

–   Có thể lấy chính trưởng đoàn ra làm dấu hiệu cho điều kỳ diệu sẽ xuất hiện.

–   Đưa ra những yêu càu bắt buộc: phải làm đúng theo MC thì điều kì diệu mới xuất hiện.

–   Khi thực hiện phải mở mắt và nhìn thẳng vào mắt MC.

Sau đó thực hiện các yêu cầu, các hành động đến khi thành 1 tràng pháo tay thật lớn, thì MC nói lời cảm ơn người chơi đã dành một tràng pháo tay thật lớn cho trưởng đoàn, hoặc MC.

Mưa rơi MC hô “mưa rơi mưa rơi”, người chơi sẽ hô “rơi đâu rơi đâu” sau đó làm theo yêu cầu của MC.

VD:

+ Rơi vào chỗ của ai không nắm tay người bên cạnh

+ Rơi vào chỗ người không hô A, Ô….

Trò chơi này có thể sử dụng với tất cả các đối tượng khách hàng. Trò chơi này có giá trị hiệu quả rất lớn trong việc kích nhiệt, phá băng, xóa bỏ sự ngại ngần, rụt rè của người chơi.

Tuy nhiên, MC cần rất chú ý trong việc phân tích đối tượng khách hàng: Tâm lý, đặc điểm tuổi tác….để  lựa chọn và đưa ra yêu cầu cho phù hợp.

 

MC có thể linh hoạt trong việc thay đổi tên trò chơi, cách dẫn cho phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng người chơi:

VD:

+ MC hô “muỗi đốt muỗi đốt”  người chơi đáp “đốt ai đốt ai”?

+ Kiến cắn kiến cắn……………..cắn ai cắn ai?

 

Hoạt náo bằng hành động Vỗ tay theo nhịp MC sẽ vỗ tay theo nhịp với các cấp độ khác nhau và yêu cầu người chơi thực hiện tương tự.

Vỗ tay 1 cái

Vỗ tay 2 cái

Vỗ tay 3 cái

Vỗ một tràng pháo táy

Vỗ theo nhịp 1.2.3; 123…12345;

MC cần lưu ý: Nên sử dụng trò chơi này sau khi đã tạo được sự giao lưu, thân thiện hoặc một chút nhập cuộc cho người chơi.

 

Để đạt hiệu quả cao trong trò chơi này: MC nên chia người chơi thành CÁC đội để thi với nhau, như vậy sẽ tạo nên sự nhiệt tình hơn.

Sóng biển MC cho người chơi tập trung thành những đội hình hàng dọc hoặc vòng tròn, sau đó MC quy định 1 người làm người phát sóng và thống nhất hành động phát sóng đối với người chơi.

+ MC hô sóng dọc: Từ người đầu hàng đến người cuối hàng, người đằng sau đặt tay lên vai người đằng trước hô lăn tăn lăn tăn và thực hiện hành động đứng lên ngồi xuống, người thứ 2 chậm hơn người thứ nhất, người thứ 3 chậm hơn người số 2….

+ MC hô sóng ngang: người chơi đáp ào ào và nghiêng sang trái, sang phải….

+ MC hô sóng thần: Người chơi đáp ầm ầm rồi nhảy sang trái, sang phải, nhảy lên cao.

Đội nào bị phá vỡ đội hình trước sẽ bị loại.

Lưu ý: trò chơi này phù hợp với tất cả đối tượng, thích hợp nhất là với đối tượng học sinh.

Khi tổ chức trò chơi này, người MC cần phải rất chú ý thống nhất yêu cầu và hành động đối với người chơi để tránh bị rối trong quá trình chơi, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của trò chơi.

Pha nước cam MC cho người chơi tập trung thành các đội hình hàng dọc, hoặc vòng tròn cùng nắm tay nhau hoặc đặt tay lên vai nhau.

Quản trò quy định cả tập thể chơi tượng trưng cho cốc nước. MC nêu quy trình pha nước cam và quy định hành động cụ thể:

–          Bỏ đường vào cốc……

–          Vắt cam vào cốc………

–          Cho thêm đá………..

–          Cho thêm nước……

–          Ngoáy đều………

–          Uống……

Trò chơi này sẽ giúp người chơi giải tọa sự rụt rè của mình.

Trò chơi này phù hợp nhất với học sinh, sinh viên.

MC cần chú ý thống nhất cách thức và luật chơi.

 

Khi tổ chức trò chơi cần linh hoạt thay đổi yêu cầu, hàn động.

Tiếng trống hội MC cho người chơi tập trung thành vòng tròn và quy định hành động cụ thể:

+ MC hô Tùng: người chơi nắm tay nhau và nhảy lên đồng thời hô tùng.

+ MC hô cắc: Người chơi hô cắc và ngồi xuống

+ MC hô cheng: thì người chơi đứng dậy hô cheng và dậm chân ầm ầm.

Cứ như vậy, MC sẽ liên tục thay đổi những âm thanh để người chơi thực hiện.

Trò chơi này phù hợp với tất cả đối tượng.

Lưu ý, khi tổ chức trò chơi, MC cần lưu ý thống nhất yêu cầu và cách thức chơi để tránh bị rối.

 

MC có thể linh hoạt thay đổi các hành động, hoặc sáng tạo hành động để tạo ra những trò chơi mới.

 

Trò chơi này tạo hiểu ứng đám đông rất lớn.

Lộn cầu vồng MC chia người chơi thành các cặp đôi và nắm tay nhau.

MC cho người chơi học thuộc câu hát: “ Lộn cầu vồng, nước trong nước chảy, có cô 17, có chị 13, 2 chị em ta cùng lộn cầu vồng. “

Vừa hát các cặp đôi vừa phải nhảy múa. Đến khi hát đến câu “ cùng lộn cầu vồng, 2 người chơi nắm tay nhau và cùng lộn ngược lại và quay lưng vào nhau, cứ như vậy thay đổi.

Trò chơi này phù hợp với các đối tượng khác nhau, phù hợp nhất là với trẻ em. Trò chơi thích hợp khi tổ chức trong buổi sinh hoạt, buổi tập thể dục…

 

MC cần chú ý hướng dẫn người chơi cách thức lộn cầu vồng thật kỹ và làm thử trước để tránh bị rối.

Que diêm vui vẻ MC cho người chơi đừng thành vòng tròn và nắm tay nhau.

MC thống nhất quy định với người chơi những thông tin như sau:

–          MC nói Diêm, người chơi hô Diêm và vỗ tay một cái

–          MC Bật, người chơi hô bật và nhảy lên một cái.

–          MC hô Xòe, người chơi dậm chân tại chỗ và hú lớn….!

Cứ như vậy, MC liên tục thay đổi yêu cầu trò chơi.

Trò chơi này phù hợp với tất cả các đối tượng khác nhau.

MC cần lưu ý thống nhất quy định của trò chơi và cho người chơi làm thử trước cho quen.

 

Muốn người chơi tham gia nhiệt tình và hứng khởi, MC cần đưa ra khuyến cáo về những hình phạt đặc biệt cho ai làm sai để thu hút sự tập trung.

 

Cần khéo léo và linh hoạt trong việc dưa ra các yêu cầu hành động, hay tổ hợp hành động.

 

Lưu ý: Trò chơi cần  thể lục, vì vậy không nên sử dụng trò chơi quá lâu vì người chơi sẽ mệt.

  Ta là vua MC quy định các hành động cụ thể và thống nhất cho người chơi, đồng thời làm thử cho quen.

–          Khi MC hô “Ta là vua”, người chơi phải đáp, “Muôn tâu bệ hạ” và đứng sao thấp hơn MC.

–          Khi MC hô “Muôn tâu bệ hạ” người chơi đáp “ ta là vua” và đứng cao hơn MC.

Ai làm sai là thua cuộc.

Trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh và người lớn.

 

MC cần thống nhất luật chơi, quy định và cho người chơi làm thử.

 

MC cần linh hoạt đưa ra những cấp đọ chiều cao để người chơi được vận động thể chất nhiều.

Hoạt náo bằng bài hát Ngại ngần chi – ngại ngần gì MC hát một bài hát, và trong bài hát ấy yêu cầu người chơi thực hiện hành động gì, người chơi sẽ thực hiện theo hành động đó.

“ Cầm tay nhau đi, xem ai có ngại ngần gì, cầm tay nhau đi, xem ai có ngại ngần chi. Mình là anh em có chi đâu mà ngại ngần, cầm tay nhau đi hãy cầm tay nhau đi “………..

Với trò chơi này, MC cần chú ý cân nhắc sử dụng cho phù hợp với đối tượng người chơi để đưa ra những hành động.

VD:

–     Không nên sử dụng với đối tượng mầm non, tiểu học và học sinh cấp 2 đang thay đổi tâm sinh lý.

Cần cân nhắc và linh hoạt khi lựa chọn các hành động phù hợp, tránh gây phản cảm.

Hát từ 1 đến 10 MC bắt nhịp cho cả đoàn cùng hát:

1 con vịt xòe ra 2 cái cánh……

2 con thằn lằn con đùa nhau cán nhau đứt đuôi…

3 thương con vì con giống mẹ, mẹ thương ocn vì con giống ba

4 phương trời ta về đây chung vui, không phân chia giọng nói tiếng cười…

5 anh em trên một chiếc xe tăng….

6 ông già ra bờ ao chơi bi, chơi bi xong lại đến chơi cù…

7 bà già ra bờ ao chơi dây, chơi dây xong lại đến chơi cầu….

8 tháng 3, em ra thăm vườn chọn 1 bông hoa xinh tươi tặng cô giáo….

9 tháng mươi ngày, mẹ sinh ra một thằng cu, đó chính là mày….

987654321  0  Giám đâu, em còn phải học bài, không giá đâu em còn phải làm bài……

Lưu ý, chỉ nên sử dụng trò này khi người chơi đã hứng khởi, đã nhập cuộc và sẵn sàng giao lưu.

Nếu người chơi còn đang ngại ngùng, MC cần dẫn dắt khéo léo, sủ dụng câu từ tác động mạnh vào ý thức tập thể và tinh thần đội nhóm của cả đoàn để kích nhiệt, khích lệ người chơi tham gia.

VD:

–       Đội, đoàn có tinh thần rất nhiệt tình, rất đoàn kết, rất tuyệt vời.

–       Trường đoàn là người rất yêu thích văn nghệ, hoặc rất mong muốn thể hiện tinh thần đoàn kết của cả đoàn….

Tóm lại: MC cần rất khéo léo trong việc nắm bắt tâm lý, sử dụng ngôn từ linh hoạt để dẫn dắt người chơi tham gia một cách thoải mái và nhiệt tình mà không hề cảm thấy miễn cưỡng hay bị ép buộc.

Liên hoan tiếng cười MC hát 1 bài hát, trong câu hát dừng lại ở từ cuối cùng là từ gì, người chơi hô to và lặp lại từ ấy 3 lần liên tiếp kết hợp vỗ tay.

VD: Dù bạn vui hay là không vui thì cười hihi ……. Hi hi hi…vỗ tay theo nhịp 1 2 3

Ha ha……….ha ha ha….vỗ tay tương tự

Trò chơi này: MC có thể sử dụng cho mọi đối tượng.

Tuy nhiên, MC cần có những câu nói để dẫn dắt người chơi tham gia.

VD:

–       Các bạn đã thấy sôi động chưa..?

–       Các bạn thấy có vui không ạ?

–       Để cái bạn có thể cười tươi như hoa bung lụa, ngay sau đây….

Và khi tổ chức thì phải yêu càu người chơi cười thật tươi khi thực hiện hành động.

ð Như vậy sẽ tạo ra hiệu ngứ đám đông, giúp kích nhiệt ngươi chơi.

Alibaba MC hát một bài hát, trong câu hát dừng laị ở từ gì, người chơi sẽ hát lại từ đó theo nhịp điệu của bài hát.

–    Khi xưa alibaba nhu chàng dũng sĩ hát vang lời ca, alibaba…

–    Nghe đây nghe đây co gà nhà ta nó kêu làm sao. Ó o o ò

–    Nghe đây nghe đây con mèo người ta nó kêu làm sao: Gấu gâu gâu gầu

–    Nghe đây nghe đây con sói ngoài kia nó hú làm sao: hú hu hu hù………………

MC cần rất linh hoạt trong việc lựa chọn những con vật có tiếng kêu mà ai cũng  biết, đồng thời phải có ấm vầ với nhịp điệu bài hát.

Điều quan trọng là MC vẫn cần phải khéo léo dẫn dắt người chiw tham gia một cách tự nguyện và vui vẻ.

Nụ cười dễ thương Vỗ tay… xin chào chị nụ cười dễ thương….và xin chào….bằng tràng pháo tay…. Hát  kết hợp vỗ tay.
Vỗ cái tay cho đều Vỗ cái tay cho đều nào…. mình vỗ cái tay cho đều….A ối a mình vỗ cái tay chơ đều nào….  Hát kết hợ yêu cầu vỗ tay thật lớn
Con muỗi đốt Mình dài dài này mà dáng thon thon… Hằng ngày chỉ núp ở trong bụi cây…. Thế mới chiều tà tà….mới bay ra….nhằm người bên trái mà chích vào ( Mông, tai, vai, eo…) Trò này rất phù hợp với trẻ em. Kết hợp MC hát và các bạn nhỏ vỗ tay cùng.
Hai bàn tay của em đây Hai bàn tay của em đây em múa cho mà xem, hai bàn tay của em như 2 con bướm xinh xinh, khi em đưa tay lên là bướm xinh bay múa, khi em đưa tay xuống là con bướm đâu trên vai của người bên (phải, trái, trước, sau….) Hát và đưa tay lên xuống theo đường bay của con bướm, linh hoạt động tác
Trăng sáng soi MC chia người chơi thành các đội, hoặc các nhóm nhỏ, sau đó các đội sẽ lần lượt hát một câu hát, trong đó ghép với những bộ phận trên cơ thể người có thanh “ ngang, huyền, nặng”

VD:  “Trăng sáng vườn nho, vườn nho mà trăng sáng, vườn nho mà trăng sáng, mà trăng sáng soi sáng cả cái vườn nho.”

Và cứ như vậy ghép với các bộ phận khác cho phù hợp với giai điệu của bài hát: “ trăng sáng đồi chè “.

Đến lượt đội chơi nào sau 10 giây mà không hát được thì đội đó sẽ bị loại.

Lưu ý: Trò chơi có thể điều chỉnh nội dung để phù hợp với từng đối tượng người chơi.

 

Khi tổ chức, người MC cần chú ý làm mẫu để người chơi ngấm được nhịp điệu của bài hát và có thể lịnh hoạt ghép với các bộ phận khác

Người tôi yêu tôi thương MC quy định vơi người chơi những hành động vui nhộn:

+ Người bên phải véo tai

+ Người bên trái véo mũi

+ Người trước mắt véo má

+ Người xung quang véo lung tung

Người tôi yêu tôi thương đang ngôi bên trái của tôi. Người tôi yêu tôi thương đang ngồi bên phải của tôi. Người tôi yêu tôi thương đang ngồi trước mặt tôi đó. Người toi yêu tôi thương đang ngồi xung quanh tôi đây

Trò chơi này phù hợp sử dụng với đối tượng người chơi từ cấp một trở lên.

MC cần khéo léo sử dụng câu từ dẫn dắt vào trò chơi.

+ Trên chuyến đi này, tất cả chúng ta có xác định được vị trí của các thành viên noi vị trí mình ngồi không nhỉ. Chắc chắn người chơi sẽ nói ” có “. MC nói sẽ kiểm tra.

Ai làm sai sẽ bị mời xuống xe đi bộ nha.

  Những nốt nhạc vui MC chia người chơi thành 7 đội chơi khác nhau xếp thành vòng tròn và quy định tên các đội chơi theo 7 nốt nhạc cơ bản “ Đồ, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si”.

MC sẽ là người đánh đàn bằng việc hát những bài hát, khi MC hát đến nốt nhạc nào, thì đội chơi có tên nốt nhạc đó sẽ hô to và kéo dài âm của đội mình lên.

VD: MC hô đồ… Người chơi nhảy lên hô Đồ và ngân dài……! Tương tự với các đội khác.

Các đội chơi cùng cộng hưởng với nhau tạo âm hưởng vui nhộn.

Khi tổ chức trò chơi này, MC cần chú ý đến phân nhóm và quy định nhiệm vụ cụ thể cho từng đội.

MC cần phải nắm được một số kiến thức cơ bản về thẩm âm cũng như linh hoạt trong việc đưa ra những những nốt nhạc cho phù hợp với bài hát.

 

Trò chơi này phù hợp với với tất cả các đối tượng từ trẻ em đến người lớn.

 

Để tạo hiệu ứng vui hơn, MC cần phải hát kết hợp với hành động điều khiển như một nhạc trưởng.

Hoạt náo bằng giao lưu, thi đua Hát nối từ MC sẽ hát một câu hát mở đầu, khi MC bắt đầu hát thì đồng thời người chơi lần lượt chuyền tay nhau 1 vật bất kỳ: mũ, chai nước, khăn,…..

Khi MC dừng lại ở từ gì, vật chuyền tay cũng đồng thời dừng lại, và vật chuyền tay dừng lại ở người nào, thì người đó sẽ phải hát một bài hát bất kỳ có từ cuối cùng vừa dừng lại.

Tương tự, khi người chơi bắt đầu hát và vật chuyền cùng đồng thời di chuyển. vật chuyền dừng lạ ở vị trí của ai, người đó sẽ phải hát 1 bài hát có từ vừa dừng lại.

Ai không hát dược sx bị phạt

Trò chơi này, người MC cần chú ý:

–          Chỉ nên sử dụng khi đoàn đã nhiệt tình, hứng khỏi và tham gia sôi nổi.

–          Chỉ nên sử dụng với đoàn người lớn, từ học cinh cấp 2 trở lên.

 

Câu hát địa danh MC sẽ hát một câu hát mẫu và nhiệm vụ của người chơi cũng hát theo nhịp như vậy với các địa danh khác nhau và phải có âm vần với nhau

VD:

Ai như cô gái ở Sapa, cô gái Sapa ngồi dưới gốc đa.

MC nên tổ chức trò chơi này với đối tượng người lớn từ học sinh cấp 3 trở lên.

Trò chơi này chỉ nên sủ dụng khi người chơi đã hứng khởi, hòa nhập.

Ông ba bà bẩy MC vẫn chia người chơi thành 2 đội theo dẫy ghế của xe, đồng thời đủ với 2 nhận vật của trò chơi.

MC sẽ đưa ra những yêu cầu gợi mở, hay chủ đề để bắt đầu cuộc chơi.

–          Ông ba sẽ làm gì bà bẩy bắt đầu bằng chữ Đ

–          Bà bẩy sẽ làm gì ông ba bắt đầu bằng chữ:  C

–          Ông ba và bà bẩy làm gì nhau bắt đầu bằng chữ  B………………….

Trò chơi này có thể sử dụng cho nhiều đối tượng từ học sinh lớp 5 trở lên.

Bởi vì trò chơi này có yếu tố tư duy, liệt kê nên hãy sử dụng với đối tượng có khả năng và chỉ nên sử dụng sau khi người chơi đã được vận động, đã được phá băng.

Cuộc thi phổ nhạc MC sẽ đưa ra một câu bất kỳ, có thể là 1 câu văn, 1 câu thơ….nhiệm vụ của người chơi phải phổ nhạc cho câu nói đó.

Đội chơi nào trong thời gian quy định không phổ nhạc được cho câu văn mà đội nhận được, thì đội còn lại sẽ là đội thắng cuộc.

Trò chơi này thích hợ với đối tượng có độ tuổi từ 17 tuổi trở lên.

Khi tổ chức trò chơi này, người MC cần có khả năng tu duy ngôn từ tốt và nhanh. Đồng thời phải có kiến thức, hiểu biết về âm nhạc, thơ ca cũng như các loại hình nghệ thuật.

MC cần đưa ra những câu từ để kích nhiệt người chơi thi đua với nhau:

Hoạt náo bằng trò chơi tư duy và phản xạ linh hoạt Trò chơi 4A MC hô:

Ala: người chơi đưa 2 bàn tay hướng thẳng về trước nói Ala.

Alo: Đưa 1 cánh tay làm hình điện thoại áp vào tai nói Alo

Adi: Đưa 2 bàn tay chắp trước ngực nói Adi

Amen: 3 cánh tay đan chéo trước ngục nói Amen.

Trò chơi này MC khi đưa ra cần kết hợp với hình phạt để tạo ra sự nhập cuộc, để người chơi phải cố gắng hoàn thành tốt trò chơi.

Trò chơi này có thể sử dụng được cho các lứa tuổi từ cấp 1 trở lên.

 

MC cần khéo léo dẫn dắt, tác động vào tâm lý cá nhân của người chơi thông qua tư duy phản xạ của họ.

VD:

–       Đoàn ta là những người có phản xạ rất nhanh, sau đây MC  sẽ kiểm chứng điều đó….

Mắt, mũi, mồm, tai MC thông nhất với người chơi vị trí các bộ phận trên khuôn mặt của mình. Sau đó, MC sẽ gọi tên các bộ phận đó thông qua những bản nhạc. Khi MC gọi tên bộ phận nào, người chơi sẽ chỉ tay vào bộ phận đó. MC cần phải thuộc nhưng bản nhạc khác nhau. Đồng thời phải rất linh hoạt trong việc gọi tên các bộ phận sao cho phù hợp với các nốt nhạc và giai điệu của bài hát đó.
Con thỏ đi ăn cỏ MC sẽ quy ước những hành động cụ thể để người chơi nắm rõ quy ước.

MC sẽ nói:

Con thỏ…..

Đi ăn cỏ….

Chui vào hang…

Người chơi sẽ thực hiện những hành động tương úng đã được MC quy ước. MC sẽ liên tục thay đổi các hoạt động.

Hãy sử dụng trò chơi này sau khi đã phá băng. Trò chơi này rất phù hợp với đối tượng là học sinh từ mầm non đến hết lớp 9.

Nên khi dẫn dắt MC cần khéo léo đưa ra các tình huống giả định để dẫn dắt người chơi.

VD:

–          Các bạn học sinh cho anh/chị hỏi: ở lớp cô giáo có nói đến con thỏ bao giờ chưa nhỉ? Thế các bạn có biết con thỏ có đặc tính gì không?

Nếu biết thì nói: sẽ kiểm tra, nếu không biết thì nói là sẽ hướng dẫn hay giới thiệu. Sau đó dẫn vào trò chơi.

Lưu ý: Nên sử dụng chò chơi này sau khi đã có một số hoạt động phá băng, làm quen thân thiện.

Món ăn hấp dẫn MC sẽ quy ước những hành động phù hợp với các loại bánh trong trò chơi:

+ Bánh bao: Xoa bụng

+ Bánh giò: Vỗ đùi

+ Nem tai: 2 tay nắm tai

+ Bánh gối: Vỗ 2 đầu gối

MC sẽ thay đổi vị trí các hành động liên tục và không theo một thứ tự nào, cũng như đánh lừa người chơi.

Trò chơi này. MC có thể dùng để phá băng lúc đầu và có thể xử dụng cho các đối tượng người chơi.

MC vẫn cần khéo léo dẫn dắt người chơi để họ tham gia.

VD:

+ MC có thể hỏi xem người chơi có đói không. Người chơi sẽ phần lớn nói là có.

MC sẽ nói. Vì biết các anh chị đi sớm nên chưa kịp ăn chính vì vậy đã chuẩn bị rất nhiều món bánh ngon cho các anh chị.

+ Hoặc để chắc chắn hơn: có thể hỏi họ thích ăn món bánh gì trong những món bánh sau và đưa ra các món bánh mà mình sẽ chơi.

Sau khi người chơi chọn xong thì MC sẽ tổ chức trò chơi.

Bay hay không bay MC sẽ đưa ra những thứ có thể bay hoặc không… nhiệm vụ của người chơi cũng sẽ gọi tên thứ đó và vỗ tay nếu nó bay được hoặc nói không bay và ngồi yên không vỗ tay. Trò chơi này rất thích hợp với đối tượng học sinh. Tuy nhiên MC vẫn có thể sử dụng với các đối tượng khách hàng khác nhau.

Có điều, người MC cần lưu ý khi sử dụng trò chơi này:

+ cần kết hợp với hình phạt vui vẻ để tạo sự tập trung tham gia.

+ MC cần phải dẫn dắt một cách logic và khéo léo để người chơi nhập cuộc.

VD: Cả đoàn mình có thể kế tên được tất cả các loại đồ vật, con vật….có thể bay được không nhỉ?

Cho người chơi kể thử 1 vài vd….MC dẫn luôn. Vậy thì bây giờ sẽ kiểm tra thử xem cả đoàn mình có phân biệt được không nhé.  Và bắt đầu phổ biến trò chơi.

+ MC cần nắm chắc kiến thức thực tế, đồng thời phải linh hoạt trong việc sắp xếp và đưa ra các loại từ đồng âm để đánh lừa người chơi.

VD: Chim bay, cò bay, bò bay….

Hoặc: Ngan bay, ngỗng bay, gà bay, nhà bay….

Đứng, ngồi, nằm, ngủ MC sẽ đưa ra những khẩu lệnh và thống nhất hành động với người chơi.

Khi MC hô:

Đứng: người chơi nắm 2 bàn tay và dơ cao qua đầu.

Ngối: 2 bàn tay xòe và cánh tay vuông góc ngang mặt

Nằm: 2 bàn tay xòe, các ngón tay khép sát nhau và đưa thẳng về phía trước.

Ngủ: 2 tay nắm lại, và áp vào má nói khò khò

MC sẽ liên tục thay đổi hành động và đánh lừa người chơi để tạo không khí vui vẻ và bất ngờ.

 
Tính tiền Trước tiên, người MC cần tập trung người chơi và thống nhất: người nam sẽ là 500đ, nữ là 1000đ….

Khi MC hô: Tôi cần tôi cần, người chơi sẽ đáp bao nhiêu bao nhiêu.

Khi MC yêu cầu bao nhiêu tiền thì ngay lập tức người chơi phải tính thật nhanh và ôm lấy nhau thành một nhóm đảm bảo đúng với số tiền mà CM yêu cầu.

Đội nào sai sẽ bị loại.

Trò chơi này phù hợp với đối tượng cấp 2 trở nên. Trong khi tổ chức trò chơi, người MC cần phải chú ý khéo léo dẫn dắt cũng như thống nhất yêu cầu và cách thức thực hiện trò chơi, chánh gây thắc mắc hay nhầm lẫn.

 

Đồng thời, cần linh hoạt trong việc đưa ra những yêu cầu đối với người chơi, đồng thời sáng tạo thành những đoạn văn.

VD: hôm nay tôi đi chợ mua thịt lợn hết 10 ngàn…

 

Trò này: Càng đông càng vui.

Cảm nhận của những giác quan Trước hết, MC sẽ thống nhất với người chơi vị trí, tên gọi và vai trò của các giác quan trên cơ thể. Sau đó người chơi sẽ đứng thành vòng tròn, 2 chân đứng rộng bằng vai, chân trái giữ nguyên còn chân phải đặt chếch lên chân trái của bạn bên cạnh.

MC hô đến tên giác quan nào thì người chơi sẽ hô vai trò của giac quan đó, khi hô đến chân thì ngay lạp tức người chơi sẽ hô dẫm và dẫm chân phải của mình lên chân trái bạn bên cạnh đồng thời phải làm sao thu thật nhanh chân trái của mình lại không để bạn bên cạnh dẫm lên chân mình.

Ai bị dẫm chân sẽ bị loại.

Trò chơi này, phù hợp nhất là với đối tượng học sinh.

Khi tổ chức trò chơi này, người MC cần rất chú ý việc dẫn dắt vào trò chơi sao cho tự nhiên và phù hợp. Bên cạnh đó, MC cần chú ý thông nhất tên gọi và vai trò của các giác quan cũng như các hành động của trò chơi với người chơi, thậm chí cần làm mẫu để người chơi không bị rối.

Làm chủ cảm xúc MC chia người chơi thành các cặp đôi chẵn lẻ, hoặc các hàng chẵn lẻ quay mặt vào nhau và quy định hành động khóc, cười.

VD: Quy định chẵn – khóc, lẻ – cười

MC hô chẵn hoặc lẻ, các đội chơi phải thực hiện hành động đã được quy định. Khi MC hô chuyển, ngay lập tức các đội chuyển hành động và thực hiện.

Cứ như vậy MC liên tục thay đổi yêu cầu.

Trò chơi này có khả năng tác động mạnh đến cảm xúc của người chơi, đồng thời tạo hiệu ứng đám đông rất tốt.

MC cần lưu ý thống nhất kỹ luật chơi và cách chơi, cũng như phân công nhóm thật cụ thể và rõ ràng tránh bị rối khi chơi.

 

Trò chơi này phù hợp với đối tượng trẻ nhỏ, rèn luyện và phát triển cảm xúc.

Trời, Đất, Nước MC sẽ cho người chơi xếp thành vòng tròn và sau đó đi quanh vòng tròn và hô Trời, Đất, Nước và chỉ tay về phía người chơi bất kỳ. Khi MC chỉ tay về phía ai, người chơi đó phải hô tên 1 con vật sống trong đó.

VD:

MC hô trời – người chơi đáp con cò

MC hô đất – người chơi đáp kiến

MC hô nước – người chơi đáp cá chép…….

 

Cứ như vậy, ai không kể tên được con vật sống trong môi trường đó sẽ thua cuộc.

Trò chơi này phù hợp với trẻ em.

 

Trong khi tổ chức trò chơi này, MC có thể chủ động sáng tạo những hình thức chơi mới thay cho Trời, Đất, Nước… để phù hợp vơi các đối tượng khác nhau.

 

Để tạo sự hứng khởi và nhiệt tình cho người chơi, MC có thể tổ chức cho các đội chơi thi với nhau.

  Tứ thể MC hô Thể dục, người chơi hô thể dục và thực hiện hành động dang tay và vươn vai.

MC hô thể thao, người chơi hô thể thao và nhảy lên một cái thật cao.

MC hô thể hình, người chơi đáp thể hình và tạo dáng như gồng mình khoe cơ.

MC hô thể mỹ, người chơi đáp thể mỹ và cho ngón tay cái vào miệng, cười và tỏ ra xấu hổ.

Để tăng tính chất vui nhộn của trò chơi, MC cần có sự tương tác linh hoạt và khéo léo với người chơi.

 

Trò chơi này có thể sử dụng được với tất cả các đối tượng.

  Ai là người lịch sự nhất MC hô xin mời người chơi thực hiện hành động gì, người chơi thực hiện hành động đó.

Khi MC không nói từ xin mời mà người chơi vẫn thực hiện thì sẽ bị phạt.

MC liên tục thay đổi yêu cầu cũng như xử dụng một số thông tin để đánh lừa người chơi.

 

 

Trên đây là một số game hoạt náo, phá băng mà Event 24h đã từng tổ chức và thấy rất phù hợp với đối tượng trẻ em và học sinh.

CẢM ƠN ANH CHỊ EM ĐÃ QUAN TÂM!  CHÚC ANH CHỊ EM THÀNH CÔNG.

 

Gọi điện thoại
0934.541.630 hoặc 0362850335
Chat Zalo